EVFTA là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao, cân bằng về lợi ích cho cả Việt Nam và EU, đồng thời phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Hiệp định gồm 17 Chương, 2 Nghị định thư và một số biên bản ghi nhớ kèm theo với các nội dung chính là: thương mại hàng hóa (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), quy tắc xuất xứ, hải quan và thuận lợi hóa thương mại, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS), các rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT), thương mại dịch vụ (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), đầu tư, phòng vệ thương mại, cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm của Chính phủ, sở hữu trí tuệ, thương mại và Phát triển bền vững, hợp tác và xây dựng năng lực, các vấn đề pháp lý-thể chế.
Thương mại hàng hóa
Đối với xuất khẩu của Việt Nam, ngay khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Sau 07 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đối với khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại, EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%.
Như vậy, có thể nói gần 100% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu sau một lộ trình ngắn. Cho đến nay, đây là mức cam kết cao nhất mà một đối tác dành cho ta trong các hiệp định FTA đã được ký kết. Lợi ích này đặc biệt có ý nghĩa khi EU liên tục là một trong hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của ta hiện nay.
Đối với hàng xuất khẩu của EU, Việt Nam cam kết sẽ xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực với 48,5% số dòng thuế (chiếm 64,5% kim ngạch nhập khẩu). Tiếp đó, sau 7 năm, 91,8% số dòng thuế tương đương 97,1% kim ngạch xuất khẩu từ EU được Việt Nam xóa bỏ thuế nhập khẩu. Sau 10 năm, mức xóa bỏ thuế quan là khoảng 98,3% số dòng thuế (chiếm 99,8% kim ngạch nhập khẩu). Đối với khoảng 1,7% số dòng thuế còn lại của EU, ta áp dụng lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu dài hơn 10 năm hoặc áp dụng hạn ngạch thuế quan theo cam kết WTO.
Các nội dung khác liên quan tới thương mại hàng hóa: Việt Nam và EU cũng thống nhất các nội dung liên quan tới thủ tục hải quan, SPS, TBT, phòng vệ thương mại, v.v, tạo khuôn khổ pháp lý để hai bên hợp tác, tạo thuận lợi cho xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp.
Thương mại dịch vụ và đầu tư
Cam kết của Việt Nam và EU về thương mại dịch vụ đầu tư nhằm tạo ra một môi trường đầu tư cởi mở, thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp hai bên. Cam kết của Việt Nam có đi xa hơn cam kết trong WTO. Cam kết của EU cao hơn trong cam kết trong WTO và tương đương với mức cam kết cao nhất của EU trong những Hiệp định FTA gần đây của EU.
Các lĩnh vực mà Việt Nam cam kết thuận lợi cho các nhà đầu tư EU gồm một số dịch vụ chuyên môn, dịch vụ tài chính, dịch vụ viễn thông, dịch vụ vận tải, dịch vụ phân phối. Hai bên cũng đưa ra cam kết về đối xử quốc gia trong lĩnh vực đầu tư, đồng thời thảo luận về nội dung giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước.
Một số nét chính trong các cam kết một số ngành dịch vụ như sau:
– Dịch vụ ngân hàng: Trong vòng 05 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, Việt Nam cam kết sẽ xem xét thuận lợi việc cho phép các tổ chức tín dụng EU nâng mức nắm giữ của phía nước ngoài lên 49% vốn điều lệ trong 02 ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam. Tuy nhiên, cam kết này không áp dụng với 04 ngân hàng thương mại cổ phần mà nhà nước đang nắm cổ phần chi phối là BIDV, Vietinbank, Vietcombank và Agribank.
– Dịch vụ bảo hiểm: Việt Nam cam kết cho phép nhượng tái bảo hiểm qua biên giới, cam kết dịch vụ bảo hiểm y tế tự nguyện theo luật Việt Nam. Riêng đối với yêu cầu cho phép thành lập chi nhánh công ty tái bảo hiểm, ta chỉ cho phép sau một giai đoạn quá độ.
– Dịch vụ viễn thông: Ta chấp nhận mức cam kết tương đương trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Đặc biệt đối với dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng không có hạ tầng mạng, ta cho phép EU được lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài sau một giai đoạn quá độ.
– Dịch vụ phân phối: Ta đồng ý bỏ yêu cầu kiểm tra nhu cầu kinh tế sau 05 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, tuy nhiên ta bảo lưu quyền thực hiện quy hoạch hệ thống phân phối trên cơ sở không phân biệt đối xử. Ta cũng đồng ý không phân biệt đối xử trong sản xuất, nhập khẩu và phân phối rượu, cho phép các doanh nghiệp EU được bảo lưu điều kiện hoạt động theo các giấy phép hiện hành và chỉ cần một giấy phép để thực hiện các hoạt động nhập khẩu, phân phối, bán buôn và bán lẻ.
Mua sắm của Chính phủ
Việt Nam và EU thống nhất các nội dung tương đương với Hiệp định mua sắm của Chính phủ (GPA) của WTO. Với một số nghĩa vụ như đấu thầu qua mạng, thiết lập cổng thông tin điện tử để đăng tải thông tin đấu thầu, v.v, Việt Nam có lộ trình để thực hiện. EU cũng cam kết dành hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam để thực thi các nghĩa vụ này.
Về diện cam kết, ta cam kết mở cửa mua sắm của các Bộ, ngành trung ương, một số đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng (đối với các hàng hóa và dịch vụ mua sắm thông thường không phục vụ mục tiêu an ninh – quốc phòng), thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Tập đoàn điện lực Việt Nam, Tổng công ty đường sắt Việt Nam, 34 bệnh viện thuộc Bộ Y tế, Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và một số Viện thuộc trung ương. Về ngưỡng mở cửa thị trường, ta có lộ trình 15 năm để mở cửa dần các hoạt động mua sắm.
Việt Nam bảo lưu có thời hạn quyền dành riêng một tỷ lệ nhất định giá trị các gói thầu cho nhà thầu, hàng hóa, dịch vụ và lao động trong nước trong vòng 18 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.
Đối với dược phẩm, Việt Nam cam kết cho phép các doanh nghiệp EU được tham gia đấu thầu mua sắm dược phẩm của Bộ Y tế và bệnh viện công trực thuộc Bộ Y tế với một số điều kiện và lộ trình nhất định.
Sở hữu trí tuệ
Cam kết về sở hữu trí tuệ gồm cam kết về bản quyền, phát minh, sáng chế, cam kết liên quan tới dược phẩm và chỉ dẫn địa lý, v.v. Về cơ bản, các cam kết về sở hữu trí tuệ của Việt Nam là phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. Một số nét chính trong các cam kết sở hữu trí tuệ như sau:
– Về chỉ dẫn địa lý, khi Hiệp định có hiệu lực, Việt Nam sẽ bảo hộ trên 160 chỉ dẫn địa lý của EU (bao gồm 28 thành viên) và EU sẽ bảo hộ 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam. Các chỉ dẫn địa lý của Việt Nam đều liên quan tới nông sản, thực phẩm, tạo điều kiện cho một số chủng loại nông sản của Việt Nam xây dựng và khẳng định thương hiệu của mình tại thị trường EU.
– Về nhãn hiệu: Hai bên cam kết áp dụng thủ tục đăng ký thuận lợi, minh bạch, bao gồm việc phải có cơ sở dữ liệu điện tử về đơn nhãn hiệu đã được công bố và nhãn hiệu đã được đăng ký để công chúng tiếp cận, đồng thời cho phép chấm dứt hiệu lực nhãn hiệu đã đăng ký nhưng không sử dụng một cách thực sự trong vòng 5 năm.
– Về thực thi: Hiệp định có quy định về biện pháp kiểm soát tại biên giới đối với hàng xuất khẩu nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
– Cam kết về đối xử tối huệ quốc (MFN): Cam kết về nguyên tắc tối huệ quốc trong Hiệp định này đảm bảo dành cho các tổ chức, cá nhân của EU được hưởng những lợi ích về tiêu chuẩn bảo hộ cao không chỉ với các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ theo Hiệp định của WTO về Các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPs) mà còn cả các đối tượng khác của quyền sở hữu trí tuệ trong các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia (như Hiệp định CPTPP).
Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN)
Quy định về DNNN trong Hiệp định EVFTA nhằm tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Cam kết cũng tính đến vai trò quan trọng của các DNNN trong việc thực hiện các mục tiêu chính sách công, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an ninh – quốc phòng. Bởi vậy, Hiệp định EVFTA chỉ điều chỉnh hoạt động thương mại của các doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu hoặc kiểm soát và doanh nghiệp độc quyền có quy mô hoạt động thương mại đủ lớn đến mức có ý nghĩa trong cạnh tranh.
Các nghĩa vụ chính của Chương DNNN là: (i) hoạt động theo cơ chế thị trường, nghĩa là doanh nghiệp có quyền tự quyết định trong hoạt động kinh doanh và không có sự can thiệp hành chính của Nhà nước, ngoại trừ trường hợp thực hiện mục tiêu chính sách công; (ii) không có sự phân biệt đối xử trong mua bán hàng hóa, dịch vụ đối với những ngành, lĩnh vực đã mở cửa; (iii) minh bạch hóa các thông tin cơ bản của doanh nghiệp phù hợp với quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
Thương mại điện tử
Để phát triển thương mại điện tử giữa Việt Nam và EU, hai bên cam kết không đánh thuế nhập khẩu đối với giao dịch điện tử. Hai bên cũng cam kết hợp tác thông qua việc duy trì đối thoại về các vấn đề quản lý được đặt ra trong thương mại điện tử, bao gồm:
– Trách nhiệm của các nhà cung cấp dịch vụ trung gian trong việc truyền dẫn hay lưu trữ thông tin;
– Ứng xử với các hình thức liên lạc điện tử trong thương mại không được sự cho phép của người nhận (như thư điện tử chào hàng, quảng cáo…);
– Bảo vệ người tiêu dùng khi tham gia giao dịch điện tử.
Hai bên cũng sẽ hợp tác trao đổi thông tin về quy định pháp luật trong nước và các vấn đề thực thi liên quan.
Minh bạch hóa
Xuất phát từ thực tiễn môi trường pháp lý trong nước có ảnh hưởng lớn đến thương mại, Hiệp định EVFTA dành một chương riêng về minh bạch hóa với các yêu cầu chung nhất để đảm bảo một môi trường pháp lý hiệu quả và có thể dự đoán được cho các chủ thể kinh tế, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Thương mại và phát triển bền vững
Hai bên khẳng định cam kết theo đuổi phát triển bền vững, bao gồm phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Về vấn đề lao động, với tư cách là thành viên của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), hai bên cam kết tôn trọng, thúc đẩy và thực hiện Tuyên bố 1998 của ILO về những nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động, bao gồm việc thúc đẩy phê chuẩn và thực thi có hiệu quả các Công ước cơ bản của ILO. Ngoài ra, hai bên cũng nhất trí tăng cường hợp tác thông qua cơ chế chia sẻ thông tin và kinh nghiệm về thúc đẩy việc phê chuẩn và thực thi các công ước về lao động và môi trường trong một số lĩnh vực như biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học, quản lý rừng bền vững và thương mại lâm sản…
Các nội dung khác của Hiệp định EVFTA
Hiệp định EVFTA cũng bao gồm các Chương liên quan tới hợp tác và xây dựng năng lực, pháp lý – thể chế, chính sách cạnh tranh và trợ cấp. Các nội dung này phù hợp với hệ thống pháp luật của Việt Nam, tạo khuôn khổ pháp lý để hai bên tăng cường hợp tác, thúc đẩy sự phát triển của thương mại và đầu tư giữa hai Bên.
Hiệp định IPA
Hai bên cam kết sẽ dành đối xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc với đầu tư của nhà đầu tư của Bên kia, với một số ngoại lệ, cũng như sự đối xử công bằng, thỏa đáng, bảo hộ an toàn và đầy đủ, cho phép tự do chuyển vốn và lợi nhuận từ đầu tư ra nước ngoài, cam kết không trưng thu, quốc hữu hóa tài sản của nhà đầu tư mà không có bồi thường thỏa đáng, cam kết bồi thường thiệt hại phù hợp cho nhà đầu tư của bên kia tương tự như nhà đầu tư trong nước hoặc của bên thứ ba trong trường hợp bị thiệt hại do chiến tranh, bạo loạn, v.v…
Trong trường hợp có tranh chấp phát sinh giữa một Bên và nhà đầu tư của Bên kia, hai bên thống nhất ưu tiên giải quyết tranh chấp một cách thiện chí thông qua đàm phán và hòa giải. Trong trường hợp không thể giải quyết tranh chấp thông quan tham vấn và hòa giải thì mới sử dụng đến cơ chế giải quyết tranh chấp được quy định cụ thể trong Hiệp định này.
Thông tin chi tiết về Hiệp định, xin thảm khảo tại trang chủ của Bộ Công Thương: http://evfta.moit.gov.vn/
Quy định của EU về thực thi hiệp định
Lộ trình giảm thuế EU
Ngày 12 tháng 6 năm 2020, EU đã ra công báo số L186, công bố toàn văn Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU, trong đó, có liệt kê biểu thuế cắt giảm của EU theo Hiệp định.
Theo công báo và Hiệp định, nhóm hàng được liệt kê ở mục A, có nghĩa là cắt giảm về 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Các ký hiệu B3 có nghĩa là thuế được giảm tuyến tính trong 3 năm, B5, B7, có nghĩa được cắt giảm tuyến tính trong 5 đến 7 năm (nghĩa là lấy thuế cơ sở chia làm 3, 5 hoặc 7 phần, sau đó mỗi năm trừ một phần).
Thông tin về lộ trình giảm thuế của EU, tham khảo tại:
Toàn văn công báo của EU được đăng tại đường liên kết sau:
Quy định của EU về hạn ngạch gạo trong EVFTA

Năm 2019 EU nhập khẩu 2,3 triệu tấn gạo các loại và các loại sản phẩm từ gạo (HS1006) với kim ngạch là 1,4 tỷ Euro, tuy nhiên Việt Nam mới chỉ xuất vào EU với lượng nhỏ là khoảng 50,22 ngàn tấn gạo và sản phẩm từ gạo với kim ngạch đạt khoảng 28,5 triệu Euro tăng 215% so với năm trước. Số lượng và kim ngạch thấp so với các nước ASEAN khác chỉ tương đương với 1/6 với Thái Lan, một phần mười so với Myamnar và một phần tư so với Campchia xuất khẩu vào EU.
EVFTA, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo/năm (gồm 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo thơm). Đặc biệt, EU sẽ tự do hóa hoàn toàn đối với gạo tấm (cam kết này giúp Việt Nam có thể xuất khẩu ước khoảng 100.000 tấn vào EU hàng năm). Đối với sản phẩm từ gạo, EU sẽ đưa thuế suất về 0% sau 03 đến 05 năm.
Ngoài hạn hạn ngạch EU vẫn áp dụng thuế tuyệt đối trên /tấn như thông thường. HS 100630 175 Euro/tấn tương đương khoảng 21%, tấm HS100640 65 Euro/ tấn tương đương 17,84%; HS 100620 gạo xay 65 Euro/tấn tương đương 8,35%; lúa chưa xay là 7,7% HS 100610
Có 8 Loại giống lúa gạo thơm được công nhận trong EVFTA
(1) Jasmine 85
(2) ST 5
(3) ST 20
(4) NàngHoa 9
(5) VD 20
(6) RVT
(7) OM 4900
(8) OM 5451
(9)Tài nguyên Chợ Đào
Về tiêu chí Xuất xứ gạo có nguồn gốc sản xuất tại Việt Nam. Gạo cũng như các loại sản phẩm có nguồn gốc thực vật khi xuất khẩu vào EU phải đáp ứng các yêu cầu về an toàn thực phẩm theo quy định của EU. Các lô hàng gạo xuất khẩu sang EU ngoài giấy chứng nhận kiểm dịch và an toàn thực phẩm phải kèm theo giấy chứng nhận xuất xứ, giấy chứng nhận loại do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
Giấy chứng nhận xuất xứ do Cục XNK Bộ Công thương cấp hoặc Tự chứng nhận xuất xứ với lô hàng có giá trị dưới 6000 Euro.
Giấy chứng nhận kiểm dịch và an toàn thực phẩm do Cục BVTV, Bộ Nông nghiệp và PTNT cấp hoặc các đợn vị của Cục;
Giấy chứng nhận loại gạo thơm do Cục Trồng trọt của Bộ Nông nghiệp và PTNT cấp thực thi trong khuôn khổ Nghị định về quy định chứng nhận chủng loại gạo thơm được hưởng miễn thuế nhập khẩu theo hạn ngạch khi xuất khẩu sang Liên minh Châu Âu theo Hiệp định EVFTA.
Trong đó Giấy chứng nhận gạo thơm nêu rõ tên gạo, nơi trồng, mô tả sản phẩm, đóng gói, ghi nhãn, khối lượng… người ký và tổ chức chức chứng nhận đóng dấu sẽ do Cục Trồng trọt hoặc đơn vị ủy quyền sau này.
Việt Nam có thể tận hưởng lợi thế này để đẩy mạnh xuất gạo vào EU, đặc biệt sau khi EVFTA có hiệu lực bên cạnh tận dụng TRQ gạo mà EU dành cho Việt Nam, tiếp tục mở rộng các loại sản phẩm gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo dược liệu các loại bún bánh chế biến từ gạo để mở rộng thị trường ngách. Để có thể mở rộng xuất khẩu các mặt hàng này vào EU thì Việt Nam cần cải thiện nhiều khâu từ tổ chức sản xuất, chế biến, đảm bảo điều kiện ATTP, chất lượng, mẫu mã, ghi nhãn, thành phần dinh dưỡng, hướng dẫn cách sử dụng gạo trong bữa ăn, đóng gói phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của EU, xây dựng và phát triển thương hiệu gạo của Việt Nam, cũng như thay đổi kênh phân phối đưa sản phẩm Việt Nam vào tận các siêu thị Châu Âu. Ngoài ra, 2 nhà xuất khẩu lớn gạo vào EU là campuchia và Myanmar đang chịu thuế tuyệt đối với mặt hàng này cho đến hết 2021, cụ thể 175 Euro/tấn( 2019); 150 Euro/tấn ( 2020) và 125 Euro/tấn ( 2021).
Ngày 10 tháng 07 năm 2020, EU đăng Công báo công bố hạn ngạch cho gạo và một số nông sản hàng năm của Việt Nam nhập vào EU theo thỏa thuận EVFTA, có hiệu lực từ ngày 1/8/2020 tham khảo toàn văn công báo Quy định thực thi (EU) 2020/991 theo file kèm theo đây tại: http://www. https://eur-lex.europa.eu/legal-content/EN/ALL/?uri=CELEX:32020R0991
Cụ thể tóm tắt nội dung như sau:
Thông báo của EC cho biết hạn ngạch nhập khẩu vào EU đối với một số nông sản Việt Nam được áp dụng bắt đầu từ ngày 1/8 như sau:
Để đảm bảo việc tiêu thụ và tránh bị dồn ứ mặt hàng gạo trên thị trường, EC đã đưa ra hạn ngạch nhập khẩu cụ thể cho từng loại gạo đối với từng giai đoạn trong năm như sau:
Gạo chưa xay xát từ ngày 1/1 tới 31/3 là 10.000 tấn; từ 1/4 tới 30/6 là 5.000 tấn; từ 1/7 tới 30/9 là 5.000 tấn.
Gạo xay xát từ ngày 1/1 tới 31/3 là 15.000 tấn; từ 1/4 tới 30/6 là 7.500 tấn; từ 1/7 tới 30/9 là 7.500 tấn.
Gạo thơm từ ngày 1/1 tới 31/3 là 15.000 tấn; từ 1/4 tới 30/6 là 7.500 tấn; từ 1/7 tới 30/9 là 7.500 tấn./.
Đối với các Doanh nghiệp lưu ý, các nhà máy chế biến thức phẩm, EU đều quy định bắt buộc phải đạt chứng nhận HACCP. Ngoài ra đạt các chứng nhận tự nguyện khác phổ biến tại EU sẽ hỗ trợ và thuận lợi cho việc xuất khẩu.
EU có hệ thống kiểm soát, cảnh báo tại biên giới RAFSS rất chặt chẽ và liên thông toàn EU và 4 nước khu vực chung EEC, các lô hàng gạo xuất khẩu để hưởng ưu đãi thuế quan phải đáp ứng các điều kiện nêu trên.
Cụ thể việc quản lý và phân bổ HNTQ đối với mặt hàng gạo đã Liên quan đến lượng TRQ gạo, EC đã đưa ra hạn ngạch nhập khẩu cụ thể cho từng loại gạo đối với từng giai đoạn trong năm.
Thông tin chi tiết xin liên hệ với Thương vụ tại phần liên hệ của trang web và tương tác tại trang facebook của Thương vụ https://www.facebook.com/Viet-Nam-Trade-Office-to-Belgium-EU-and-Luxembourg-622268075064456/.
Quy định của EU về hạn ngạch các mặt hàng nông nghiệp trừ gạo
Quy định của EU về việc quản lý và phân bổ HNTQ đối với các mặt hàng trừ gạo trong Hiệp định EVFTA.

Quy định thực thi (EU) 2020/1024 được EU đã chính thức đăng trên Công báo vào ngày 15 tháng 07 năm 2020 và sẽ có hiệu lực vào ngày 01 tháng 8 năm 2020.
Trong khuôn khổ Hiệp định EVFTA, EU cam kết dành hạn ngạch thuế quan (TRQ) cho Việt Nam đối với 14 mặt hàng, bao gồm: Trứng và lòng đỏ trứng gia cầm; tỏi; ngô ngọt; gạo đã xát; gạo đã xay; gạo đã xay đáp ứng yêu cầu đúng chủng loại; tinh bột sắn; cá ngừ; surimi; đường và các sản phẩm khác chứa hàm lượng đường cao; đường đặc biệt; nấm; ethanol; và mannitol, sorbitol, dextrin và các dạng tinh bột biến tính khác. Chi tiết tham khảo tại:https://eur-lex.europa.eu/legal-content/EN/TXT/?toc=OJ%3AL%3A2020%3A226%3ATOC&uri=uriserv%3AOJ.L_.2020.226.01.0001.01.ENG
Cơ quan đầu mối thực thi của EU
Cơ quan đầu mối của EU phụ trách phân bổ và quản lý TRQ đối với các mặt hàng thuộc diện cam kết trong Hiệp định EVFTA là Tổng cục Thuế và Hải quan (Directorate General Taxation and Customs Union – DG TAXUD).
Cơ chế quản lý TRQ của EU
TRQ sẽ được phân bổ và quản lý theo quy định tại Điều 49 đến 54 của Quy định thực thi (EU) 2015/2447. Cụ thể:
Quy định chung
– Hàng hóa nhập khẩu vào EU theo cơ chế TRQ sẽ được phân bổ theo cơ chế “doanh nghiệp đăng ký trước thì được cấp hạn ngạch trước” (first-come, first-serve), dựa vào ngày mà đơn xin cấp phép nhập khẩu được cơ quan hải quan của EU chấp thuận.
Ví dụ, tất cả các đơn xin cấp phép nhập khẩu được chấp thuận vào ngày 01 tháng 8 năm 2020 (dự kiến là ngày Hiệp định EVFTA bắt đầu có hiệu lực) sẽ được phân bổ TRQ trước, và lượng hạn ngạch còn lại sẽ được phân bổ cho các đơn xin cấp phép nhập khẩu được chấp thuận vào ngày 02 tháng 8 năm 2020 và các ngày sau đó.
– Đơn xin cấp phép nhập khẩu được cơ quan hải quan EU chấp thuận vào ngày 01, 02 hoặc 03 tháng 01 sẽ được tính là được chấp thuận vào ngày 03 tháng 01 của năm đó. Tuy nhiên, trong trường hợp một trong ba ngày trên rơi vào thứ Bảy hoặc Chủ nhật, ngày được chấp thuận sẽ là ngày 04 tháng 01 của năm đó.
Vai trò của cơ quan hải quan của EU
Cơ quan hải quan của EU sẽ có trách nhiệm xác định tính hợp lệ của hồ sơ nhập khẩu theo cơ chế TRQ và sẽ chuyển thông tin ngay sau khi chấp nhận hồ sơ tới Ủy ban để phân bổ TRQ.
Việc phân bổ TRQ
– Việc phân bổ TRQ sẽ được thực hiện trong ngày làm việc và sẽ bao gồm tất cả các hồ sơ đề nghị cấp TRQ chưa được phân bổ tính từ ngày làm việc thứ hai trước ngày phân bổ TRQ trở lại. TRQ sẽ không được phân bổ sớm hơn ngày làm việc thứ hai sau ngày chấp nhận đơn xin cấp phép nhập khẩu.
– Vào ngày phân bổ, trong trường hợp lượng TRQ xin cấp cao hơn lượng TRQ còn lại, Ủy ban sẽ phân bổ lượng TRQ còn lại theo tỷ lệ cho các bên nộp hồ sơ.
Quy định khác
Doanh nghiệp cũng cần lưu ý rằng để được hưởng ưu đãi trong TRQ, hàng hóa nhập khẩu theo cơ chế này cần đáp ứng quy tắc xuất xứ quy định tại Hiệp định EVFTA. Cụ thể, hàng hóa có xuất xứ Việt Nam khi nhập khẩu vào EU cần nộp giấy chứng nhận xuất xứ, tờ khai tự chứng nhận xuất xứ hoặc khai báo xuất xứ theo quy định tại Điều 15 (2), Nghị định thư 1 về Quy định hàng hóa có xuất xứ và phương thức hợp tác quản lý hành chính của Hiệp định EVFTA
Thông tin chi tiết xin liên hệ với Thương vụ tại phần liên hệ của trang web và tương tác tại trang facebook của Thương vụ https://www.facebook.com/Viet-Nam-Trade-Office-to-Belgium-EU-and-Luxembourg-622268075064456/.
Core Content of EVFTA and IPA
Eliminating customs duties
The EU-Vietnam trade agreement willeliminate over 99% of all tariffs, and partly remove the rest through limited zero-duty quotas, known as Tariff Rate Quotas (TRQs).
65% of duties on EU exports to Vietnam will be eliminated at entry into force, with the remainder gradually removed over a 10-year period. EU duties on imports from Vietnam will be eliminated progressively over a 7-year period. This asymmetric approach takes into account the fact that Vietnam is a developing country.
The agreement will remove tariffs on a range of key EU export products:
Almost all machinery and appliances will be fully tariff-free at entry into force, and the rest after 5 years. Current duties are up to 35%.
Motorcycles with engines larger than 150 cc will see tariffs fully removed after 7 years (current duty is 75%) and cars after 10 years (down from 78%)
Car parts will be duty free after 7 years (current duties are up to 32%).
Roughly half of EU pharmaceuticals exports will be duty free at entry into force and the rest after 7 years (currently facing duties of up to 8%).
All textile fabric exports will see their duties removed at entry into force (currently with a tariff of 12%).
Close to 70% of EU chemicals exports will be duty free at entry into force (current duties up to 5%) and the rest after 3, 5 or, respectively, 7 years (current tariffs up to 25%).
Wines and spirits will be fully tariff-free after 7 years (down from tariffs of 50% and 48% respectively)
Frozen pork meat will be duty free after 7 years, beef after 3 years, dairy products after a maximum of 5 years and food preparations after a maximum of 7 years.
Tariffs on chicken will be progressively reduced to 0% in the next 10 years.
For sensitive agricultural products, the EU will not open its market up to Vietnamese imports completely. Quotas will limit the quantity that can enter the EU duty-free. This includes rice, sweet corn, garlic, mushrooms, eggs, sugar and high-sugar-containing products, manioc starch, other modified starches, ethanol, surimi and canned tuna.
The elimination of duties on imports of some Vietnamese products (for instance in the textile apparel and footwear sectors) will be subject to longer transition periods of up to 7 years. In order to benefit from the preferential access, negotiated rules of origin will require the use of fabrics produced in the EU, Vietnam or in South Korea, another partner with whom the EU has a trade agreement. This will ensure that products from other countries with which the EU does not have a trade agreement do not gain unfair access to the EU through Vietnam.
Besides eliminating tariffs, Vietnam will also do away with its existing export duties in its bilateral trade with the EU, and has agreed not to increase the few that will exceptionally remain in force.
Protecting European Geographical Indications
169 distinctive European food and drinks products from a specific geographical origin will be protected from imitation on the Vietnamese market. The use of geographical indications (GIs) such as Champagne, Parmigiano Reggiano cheese, Rioja wine or Feta cheese will be reserved in Vietnam for products imported from the EU regions where they traditionally come from. This will benefit European farmers and small businesses producing these traditional products.
Vietnamese GIs will also be recognised and protected in the EU, further promoting imports of quality products such as Mộc Châu tea or Buôn Ma Thuột coffee.
The agreement will allow new GIs to be added in the future to the list of protected GIs.
Reducing non-tariff barriers to European exports
The EU and Vietnam have agreed to go beyond the rules set out in the WTO Technical Barriers to Trade agreement. In particular, Vietnam has committed to increasing the use of international standards when drafting its regulations. The agreement also contains a chapter on sanitary and phytosanitary measures, to make trade in plant and animal products easier. Importantly, Vietnam will recognise the EU as a single entity for the purposes of authorising our animal and plant exports.
The agreement also contains a specific annex with far-reaching provisions to address non-tariff barriers in the automotive sector, including the recognition of the EU whole vehicle certificate of conformity five years after the entry into force of the agreement.
Also, to account for the increasing EU market integration, Vietnam accepted the marking of origin “Made in EU” for non-agricultural goods (with the exception of pharmaceuticals, which are still to a great extent subject to national approvals in the EU). Member State-specific markings of origin will continue to be accepted as well.
Provisions on import and export licensing, customs procedures, trade in plant and animal products, will also facilitate access of EU goods to the Vietnamese market.
Public procurement
Thanks to the agreement, EU companies will benefit from a level of access to Vietnamese procurement markets that companies from no other country do.
EU companies will be able to bid for public contracts with Vietnamese ministries and important state-owned enterprises, as well as the two biggest Vietnamese cities, Hanoi and Ho Chi Minh City.
The agreement is fully in line with the rules of the WTO Government Procurement Agreement, thus achieving a degree of transparency and procedural fairness comparable to other EU trade agreements with developed countries and more advanced developing countries.
Safeguarding social and environmental protection standards
The EU and Vietnam have agreed on a robust and comprehensive chapter on trade and sustainable development, with an extensive list of commitments. These include the following:
To implement effectively the core labour standards and Conventions of the International Labour Organisation (ILO), the Multilateral Environmental Agreements that the EU and Vietnam have ratified, along with an assurance to ratify fundamental ILO Conventions not yet ratified.
To effectively implement international environmental agreements, such as the Paris Agreement.
To prevent a race to the bottom: no undermining of domestic labour and environmental laws in order to attract trade and investment.
Actions in sectors of specific relevance in Vietnam such as the conservation and sustainable management of wildlife, biodiversity, forestry and fisheries.
Involvement of civil society in the monitoring and giving advice on the implementation of the Trade and Sustainable Development chapter on both sides.
Tailor-made dispute settlement for the Trade and Sustainable Development chapter.
Promoting democracy and respect for human rights
There is an institutional and legal link between the Free Trade Agreement and the EU-Vietnam Partnership and Cooperation Agreement. This link allows measures considered as appropriate in the case of breaches of human rights, including the suspension of the Trade Agreement.
Creating a level playing field for EU companies and innovative products
The EU-Vietnam Trade Agreement will level the playing field between state-owned enterprises and private enterprises when state-owned enterprises are engaged in commercial activities. There are also rules on transparency, and consultations on domestic subsidies. These are the most ambitious rules that Vietnam has ever agreed to in an international agreement.
On intellectual property rights, Vietnam has committed to a high level of protection that goes beyond the standards of WTO Trade-Related Aspects of Intellectual Property Rights (TRIPS) agreement. With this agreement, EU innovations, artworks and brands will be better protected against being unlawfully copied, including through stronger enforcement provisions.
The EU pharmaceutical sector in particular will benefit from improved protection of test data and from the possibility to get an extension of the term of the patent up to two years if there are delays in the marketing authorisation. Vietnam has also taken ambitious commitments concerning the procurement of pharmaceutical products, for instance allowing companies with European capital to import and sell medicines to distributors and wholesalers within the country.
Opening the Vietnamese market for EU services providers
Vietnam has committed to substantially improve the access for EU companies to a broad range of services sectors, including:
business services
environmental services
postal and courier services
banking
insurance
maritime transport
Moreover, the agreement will contain a clause allowing the best results of other trade agreements being negotiated at the moment to be incorporated in the EU-Vietnam trade agreement.
Promoting bilateral investment
Vietnam has committed to open up to investments in manufacturing in key sectors:
food products and beverages
fertilisers and nitrogen composites
tyres and tubes
gloves and plastic products
ceramics
construction materials
More effective dispute resolution
The dispute resolution mechanism set up by the agreement is faster and more efficient than the dispute settlement mechanism in the WTO framework.
It applies to most areas of the agreement and is intended as a last resort, should the EU and Vietnam fail to find a solution by other means. The agreement provides for the possibility of formal consultations and for voluntary mediation to tackle measures that adversely affect bilateral trade and investment.
For full version of the Agreement, please take a look to website of EU- DG Trade: https://trade.ec.europa.eu/doclib/press/index.cfm?id=1437
DG TAXUD also publish document to guild on Certificate of Origin in EVFTA. Please take a look at
Regulation of Vietnam to the implement EVFTA
Government Procurement
Implementing EVFTA on government procurement, from 1st August 2020, the Ministry of Planning and Investment will be in charge of this issue.
If you are interested in government procurement of Vietnam, Please access to the website: http://muasamcong.mpi.gov.vn/. However, you need Vietnamese speaking staff to follow the website because they post in Vietnamese.
Tax schedule