Thương mại nông sản EU 6 tháng đầu năm 2020

Bất chấp cuộc khủng hoảng kinh tế do COVID-19 gây ra và những bất ổn liên quan đến Brexit, hoạt động thương mại nông sản của 27 nước thành viên châu Âu vẫn tiếp tục tăng trưởng trong sáu tháng đầu năm 2020. Cụ thể, giá trị xuất khẩu nông sản của EU đạt 90,2 tỷ euro ( tăng gần 3% so với cùng kỳ năm 2019), giá trị nhập khẩu cũng tăng lên 62,7 tỷ euro (tăng gần 2,5%). Bên cạnh đó, EU được hưởng thặng dư thương mại nông sản là 27,4 tỷ euro trong giai đoạn này, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2019. Mặc dù giá trị xuất khẩu của EU tăng trong tháng 6 sau sự sụt giảm vào tháng 5, tuy nhiên kim ngạch nhập khẩu theo từng tháng vẫn có xu hướng giảm từ tháng 3 năm 2020.

Kim ngạch xuất khẩu nông sản của EU tăng mạnh ở cả thị trường Trung Quốc, khu vực Trung Đông và thị trường Bắc Phi (MENA). Giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 2,23 tỷ euro, trong đó thịt lợn chiếm tỷ trọng lớn (tăng 1,74 tỷ euro), các sản phẩm xuất khẩu khác đem lại lợi nhuận cao bao gồm lúa mì, nội tạng động vật và thực phẩm dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh. Giá trị xuất khẩu nông sản của EU tăng đáng kể tại khu vực Trung Đông – Bắc Phi (MENA), tập trung ở các quốc gia Ả Rập Xê Út (484 triệu euro), Algeria (385 triệu euro) và Maroc (313 triệu euro). Sự tăng trưởng này bắt nguồn từ nhu cầu mạnh mẽ đối với lúa mạch và lúa mì trên thị trường MENA

Về thương mại giữa EU và Vương quốc Anh, giá trị xuất khẩu của EU giảm 521 triệu euro trong hai quý đầu năm 2020, trong đó các mặt hàng rượu vang, thịt gia cầm, sản phẩm chế phẩm từ trái cây và rau quả, và bơ lạt là các sản phẩm bị ảnh hưởng nhiều nhất. Brexit cũng tác động lớn đến hàng hoá nhập khẩu từ Anh Quốc, cụ thể nhập khẩu của EU từ Anh giảm tới 863 triệu euro, nhiều nhất tại rượu mạnh và rượu pha chế, mì ống và bánh ngọt, sô cô la và bánh kẹo.

Sự sụt giảm cũng được ghi nhận trên sản phẩm nông sản nhập khẩu từ Mỹ (giảm 304 triệu euro, chủ yếu do nhu cầu tiêu thụ đậu nành của EU giảm), Ukraine (giảm 328 triệu euro) và Ấn Độ ( giảm 241 triệu euro). Giá trị xuất khẩu của EU cũng sụt giảm đáng kể trên các thị trường: Mỹ (giảm 440 triệu euro, sụt giảm nhiều nhất tại sản phẩm rượu mạnh và rượu pha chế , rượu vang và nước ép trái cây), Hồng Kông (giảm 245 triệu euro) và Singapore (giảm 219 triệu euro).

Các hoạt động thương mại khởi sắc hơn được ghi nhận trên các thị trường Indonesia, Canada và Malaysia. Giá trị nhập khẩu từ Indonesia (574 triệu euro) và Malaysia (326 triệu euro) chủ yếu ở dầu cọ; Canada tăng 535 triệu euro do trong giá nhập khẩu hạt cải dầu và đậu nành cao. Brazil tăng thêm  496 triệu euro tập trung ở đậu nành và Thổ Nhĩ Kỳ tăng 364 triệu euro, nhờ trái cây họ cam quýt, cũng như rau quả chế biến sẵn.

Xét về chủng loại sản phẩm, giá trị xuất khẩu hàng hoá của EU tăng mạnh nhất ở lúa mì (1,7 tỷ euro) và thịt lợn (1,59 tỷ euro), cũng như ngũ cốc thô (tăng 427 triệu euro) và thức ăn cho vật nuôi (tăng 316 triệu euro). Hoạt động xuất khẩu đồ uống có cồn của EU bị ảnh hưởng trong nửa đầu năm 2020, với sự sụt giảm đáng kể ở rượu vang (giảm 1,08 tỷ euro); rượu mạnh và rượu pha chế (giảm 945 triệu euro). Các danh mục sản phẩm khác gặp khó khăn trong giai đoạn này là mặt hàng da sống, da thuộc giảm 516 triệu euro và bông giảm 275 triệu euro.

Một số mặt hàng nhập khẩu vào EU vẫn tăng là trái cây nhiệt đới và trái cây sấy khô (tăng 768 triệu euro), các loại hạt có dầu trừ đậu nành tăng 489 triệu euro, chủ yếu là hạt cải dầu và hạt hướng dương, sản phẩm cọ và dầu hạt cọ tăng 478 triệu euro. Tuy nhiên, cũng có sự sụt giảm được ghi nhận trong việc nhập khẩu ngũ cốc thô (664 triệu euro), rượu mạnh, rượu pha chế (295 triệu euro) và bánh dầu (262 triệu euro).

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s