Hội nghị Thượng định EU – Trung Quốc lần thứ 22

Ngày 22 / 6 / 2020, EU và Trung Quốc tổ chức hội nghị thượng đỉnh trực tuyến lần thứ 22.

Các điểm chính đã thảo luận

Mối quan hệ EU- Trung Quốc đựa trên nhiều khía cạnh, phụ thuộc vào lĩnh vực chính sách. EU coi Trung Quốc đồng thời là ‘đối tác hợp tác’ (về biến đổi khí hậu), và ‘đối tác đàm phán’ (về thương mại), ‘đối thủ cạnh tranh chiến lược’ (về kinh tế) và ‘đối thủ hệ thống’ (với các giá trị và hệ thống chính trị khác nhau). Tất cả các khía cạnh này đã được đề cập trong hội nghị thượng đỉnh, với  chương trình nghị sự toàn diện bao gồm thương mại, biến đổi khí hậu, hòa bình và an ninh quốc tế, tình hình ở Hồng Kông, thông tin sai lệch và ứng phó với sự bùng phát của coronavirus. Chủ tịch  von der Leyen nhấn mạnh rằng “quan hệ đối tác với Trung Quốc là rất quan trọng về thương mại, khí hậu, công nghệ và bảo vệ chủ nghĩa đa phương”. Tuy nhiên, Tổng thống Michel cũng nhấn mạnh rằng EU và Trung Quốc ‘không có chung các giá trị, hệ thống chính trị, hoặc cách tiếp cận chủ nghĩa đa phương’.

Thương mại quốc tế

            Thương mại đóng vai trò trung tâm trong quan hệ song phương giữa EU và Trung Quốc. EU là đối tác thương mại đơn lẻ lớn nhất của Trung Quốc và Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ hai của EU sau Mỹ. Với quy mô của nó, thương mại là một yếu tố lớn trong sự hỗn loạn hiện đang ảnh hưởng đến mối quan hệ song phương với Trung Quốc, mặc dù thông tin sai lệch, đại dịch và vi phạm nhân quyền cũng đóng một vai trò quan trọng. Dù thỏa thuận về chỉ dẫn địa lý (Gis) được cho là đang đi đúng hướng nhưng trong trường hợp không có cam kết chính trị từ phía Trung Quốc, vẫn không có dấu hiệu rõ ràng cho thấy các cuộc đàm phán về  thỏa thuận đầu tư có thể kết thúc vào cuối năm 2020, theo kế hoạch. Eu cho rằng quan hệ của EU với Trung Quốc được đánh dấu bởi sự bất cân xứng trong tiếp cận thị trường và thiếu sân chơi bình đẳng hiệu quả để có thể đảm bảo khả năng tiếp cận công bằng cho các công ty EU vào thị trường Trung Quốc. Hai vấn đề này dẫn đến mối quan hệ thương mại không cân bằng.

            EU nhấn mạnh sự cần thiết phải thúc đẩy các cuộc đàm phán cho một Hiệp định Đầu tư Toàn diện EU-Trung Quốc đầy tham vọng nhằm giải quyết những bất cân xứng hiện nay trong tiếp cận thị trường và đảm bảo một sân chơi bình đẳng. Trung quốc cần đạt tiến bộ ngay  trong việc gia tăng tham vọng và cam kết hạn chế tập quán thương mại  không công bằng của các doanh nghiệp nhà nước, hành động minh bạch trong trợ cấp và chuyển giao công nghệ bắt buộc, trước khi đi đến ký kết thỏa thuận đầu tư.

            Về các vấn đề kinh tế và thương mại, EU nhắc lại cam kết chung cùng làm việc một cách xây dựng và khẩn trương nhằm giải quyết một số vấn đề về tiếp cận thị trường và quy định; hoan nghênh xác nhận của Trung Quốc rằng thỏa thuận “giai đoạn 1” giữa Trung Quốc và Mỹ gần đây sẽ được thực hiện hoàn toàn tương thích với các nghĩa vụ của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và không có sự phân biệt đối xử đối với đối tác EU; nhắc lại kỳ vọng các nhà xuất khẩu châu Âu ngay lập tức được hưởng lợi từ các biện pháp tạo thuận lợi thương mại trong lĩnh vực nông sản.

            EU nhắc lại nhu cầu cấp thiết của việc Trung Quốc phải tham gia vào các cuộc đàm phán trong tương lai về trợ cấp công nghiệp tại WTO, và giải quyết tình trạng dư thừa công suất trong các lĩnh vực truyền thống như thép cũng như các lĩnh vực công nghệ cao. EU kỳ vọng Hiệp định về Chỉ dẫn Địa lý giữa EU và Trung Quốc sẽ được ký kết trong những tuần tới và có hiệu lực trong tương lai gần nhất.

            Hội nghị cũng là cơ hội để thảo luận về tầm quan trọng của lĩnh vực kỹ thuật số đối với các nền kinh tế và xã hội trên toàn thế giới. EU nhấn mạnh sự phát triển của công nghệ kỹ thuật số mới phải đi đôi với việc tôn trọng các quyền cơ bản và bảo vệ dữ liệu. EU cũng đưa ra các vấn đề nổi cộm về an ninh mạng, thông tin sai lệch.

Biến đổi Khí hậu

            Biến đổi khí hậu là một lĩnh vực quan trọng mà EU và Trung Quốc là đối tác và là nơi thể hiện sự ủng hộ của họ đối với chủ nghĩa đa phương. Cả hai đều cam kết thực hiện Thỏa thuận Paris, mặc dù EU muốn thấy Trung Quốc cam kết thực hiện các mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính đầy tham vọng hơn và đặt mục tiêu đạt được mục tiêu trung hòa khí hậu càng sớm càng tốt sau năm 2050. Chủ tịch von der Leyen nhấn mạnh EU mong muốn ‘thấy quá trình giảm cacbon đóng một vai trò lớn trong kế hoạch 5 năm tiếp theo của Trung Quốc, vì Thỏa thuận Xanh châu Âu cũng đóng một vai trò lớn trong chương trình nghị sự chiến lược của Châu Âu.

Hòa bình và an ninh quốc tế và khu vực

             Tương tự như hội nghị thượng đỉnh vào năm 2019, một loạt các vấn đề quốc tế và khu vực đã được thảo luận, bao gồm Afghanistan, tình hình trên Bán đảo Triều Tiên, quan hệ với Iran và việc thực hiện Kế hoạch Hành động Toàn diện chung cho Iran (JCPA). Sau đó là một mục mà Ủy ban châu Âu coi là có tiềm năng ‘gắn kết sâu sắc hơn với Trung Quốc về hòa bình và an ninh’ trong Tuyên bố chung EU-Trung Quốc tháng 3 / 2019. Hội nghị thượng đỉnh cũng đề cập đến tình hình ở Biển Đông, như một phần của cuộc tranh luận về an toàn giao thông hàng hải.

Hồng Kông và nhân quyền

            Chủ tịch Michel nhấn mạnh EU đã bày tỏ ‘mối quan ngại nghiêm trọng về luật an ninh quốc gia được đề xuất cho Hồng Kông’, trong khi Chủ tịch von der Leyen nhấn mạnh rằng nhân quyền nói chung là ‘không thể thương lượng’, mặc dù cả hai tuyên bố đều có thể có ít tác động. Theo nhận thức của các nhà phân tích những tuyên bố như vậy sẽ cần được hỗ trợ bởi các biện pháp trừng phạt. Về vấn đề này, Nghị viện Châu Âu đã thông qua một nghị quyết về luật an ninh quốc gia cho Hồng Kông vào ngày 19 tháng 6, trong đó kêu gọi Hội đồng ‘thông qua các biện pháp trừng phạt có mục tiêu và đóng băng tài sản đối với các quan chức Trung Quốc chịu trách nhiệm đưa ra và thực hiện các chính sách vi phạm nhân quyền. ‘. Nhìn chung, Đối thoại Nhân quyền của EU với Trung Quốc sẽ được khởi động lại sau khi các hạn chế liên quan đến đại dịch được dỡ bỏ.

Thông tin và an ninh mạng

            Chủ tịch von der Leyen chỉ ra sự gia tăng đột biến các hoạt động thông tin sai lệch trực tuyến và các cuộc tấn công mạng liên quan đến bệnh viện có liên quan đến đợt bùng phát coronavirus bắt nguồn từ Trung Quốc. Tháng 6 /2020, Ủy ban châu Âu đã công bố một tuyên bố chung về thông tin sai lệch, trong đó chỉ rõ Trung Quốc là một trong những tác nhân thúc đẩy các câu chuyện sai lệch, chẳng hạn, như việc hỗ trợ của EU đối với các nước thứ ba.

 
 

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s