Năm 2019 EU nhập khẩu 2,3 triệu tấn gạo các loại và các loại sản phẩm từ gạo (HS1006) với kim ngạch là 1,4 tỷ Euro, tuy nhiên Việt Nam mới chỉ xuất vào EU với lượng nhỏ là khoảng 50,22 ngàn tấn gạo và sản phẩm từ gạo với kim ngạch đạt khoảng 28,5 triệu Euro tăng 215% so với năm trước. Số lượng và kim ngạch thấp so với các nước ASEAN khác chỉ tương đương với 1/6 với Thái Lan, một phần mười so với Myamnar và một phần tư so với Campchia xuất khẩu vào EU.
EVFTA, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo/năm (gồm 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo thơm). Đặc biệt, EU sẽ tự do hóa hoàn toàn đối với gạo tấm (cam kết này giúp Việt Nam có thể xuất khẩu ước khoảng 100.000 tấn vào EU hàng năm). Đối với sản phẩm từ gạo, EU sẽ đưa thuế suất về 0% sau 03 đến 05 năm.
Ngoài hạn hạn ngạch EU vẫn áp dụng thuế tuyệt đối trên /tấn như thông thường. HS 100630 175 Euro/tấn tương đương khoảng 21%, tấm HS100640 65 Euro/ tấn tương đương 17,84%; HS 100620 gạo xay 65 Euro/tấn tương đương 8,35%; lúa chưa xay là 7,7% HS 100610
Có 8 Loại giống lúa gạo thơm được công nhận trong EVFTA
(1) Jasmine 85
(2) ST 5
(3) ST 20
(4) NàngHoa 9
(5) VD 20
(6) RVT
(7) OM 4900
(8) OM 5451
(9) Tài nguyên Chợ Đào
Về tiêu chí Xuất xứ gạo có nguồn gốc sản xuất tại Việt Nam. Gạo cũng như các loại sản phẩm có nguồn gốc thực vật khi xuất khẩu vào EU phải đáp ứng các yêu cầu về an toàn thực phẩm theo quy định của EU. Các lô hàng gạo xuất khẩu sang EU ngoài giấy chứng nhận kiểm dịch và an toàn thực phẩm phải kèm theo giấy chứng nhận xuất xứ, giấy chứng nhận loại do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
Giấy chứng nhận xuất xứ do Cục XNK Bộ Công thương cấp hoặc Tự chứng nhận xuất xứ với lô hàng có giá trị dưới 6000 Euro.
Giấy chứng nhận kiểm dịch và an toàn thực phẩm do Cục BVTV, Bộ Nông nghiệp và PTNT cấp hoặc các đợn vị của Cục;
Giấy chứng nhận loại gạo thơm do Cục Trồng trọt của Bộ Nông nghiệp và PTNT cấp thực thi trong khuôn khổ Nghị định về quy định chứng nhận chủng loại gạo thơm được hưởng miễn thuế nhập khẩu theo hạn ngạch khi xuất khẩu sang Liên minh Châu Âu theo Hiệp định EVFTA.
Trong đó Giấy chứng nhận gạo thơm nêu rõ tên gạo, nơi trồng, mô tả sản phẩm, đóng gói, ghi nhãn, khối lượng… người ký và tổ chức chức chứng nhận đóng dấu sẽ do Cục Trồng trọt hoặc đơn vị ủy quyền sau này.
Việt Nam có thể tận hưởng lợi thế này để đẩy mạnh xuất gạo vào EU, đặc biệt sau khi EVFTA có hiệu lực bên cạnh tận dụng TRQ gạo mà EU dành cho Việt Nam, tiếp tục mở rộng các loại sản phẩm gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo dược liệu các loại bún bánh chế biến từ gạo để mở rộng thị trường ngách. Để có thể mở rộng xuất khẩu các mặt hàng này vào EU thì Việt Nam cần cải thiện nhiều khâu từ tổ chức sản xuất, chế biến, đảm bảo điều kiện ATTP, chất lượng, mẫu mã, ghi nhãn, thành phần dinh dưỡng, hướng dẫn cách sử dụng gạo trong bữa ăn, đóng gói phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của EU, xây dựng và phát triển thương hiệu gạo của Việt Nam, cũng như thay đổi kênh phân phối đưa sản phẩm Việt Nam vào tận các siêu thị Châu Âu. Ngoài ra, 2 nhà xuất khẩu lớn gạo vào EU là campuchia và Myanmar đang chịu thuế tuyệt đối với mặt hàng này cho đến hết 2021, cụ thể 175 Euro/tấn( 2019); 150 Euro/tấn ( 2020) và 125 Euro/tấn ( 2021).
Ngày 10 tháng 07 năm 2020, EU đăng Công báo công bố hạn ngạch cho gạo và một số nông sản hàng năm của Việt Nam nhập vào EU theo thỏa thuận EVFTA, có hiệu lực từ ngày 1/8/2020 tham khảo toàn văn công báo Quy định thực thi (EU) 2020/991 theo file kèm theo đây tại: www. https://eur-lex.europa.eu/legal-content/EN/ALL/?uri=CELEX:32020R0991
Cụ thể tóm tắt nội dung như sau:
Thông báo của EC cho biết hạn ngạch nhập khẩu vào EU đối với một số nông sản Việt Nam được áp dụng bắt đầu từ ngày 1/8 như sau:
Để đảm bảo việc tiêu thụ và tránh bị dồn ứ mặt hàng gạo trên thị trường, EC đã đưa ra hạn ngạch nhập khẩu cụ thể cho từng loại gạo đối với từng giai đoạn trong năm như sau:
Gạo chưa xay xát từ ngày 1/1 tới 31/3 là 10.000 tấn; từ 1/4 tới 30/6 là 5.000 tấn; từ 1/7 tới 30/9 là 5.000 tấn.
Gạo xay xát từ ngày 1/1 tới 31/3 là 15.000 tấn; từ 1/4 tới 30/6 là 7.500 tấn; từ 1/7 tới 30/9 là 7.500 tấn.
Gạo thơm từ ngày 1/1 tới 31/3 là 15.000 tấn; từ 1/4 tới 30/6 là 7.500 tấn; từ 1/7 tới 30/9 là 7.500 tấn./.
Đối với các Doanh nghiệp lưu ý, các nhà máy chế biến thức phẩm, EU đều quy định bắt buộc phải đạt chứng nhận HACCP. Ngoài ra đạt các chứng nhận tự nguyện khác phổ biến tại EU sẽ hỗ trợ và thuận lợi cho việc xuất khẩu.
EU có hệ thống kiểm soát, cảnh báo tại biên giới RAFSS rất chặt chẽ và liên thông toàn EU và 4 nước khu vực chung EEC, các lô hàng gạo xuất khẩu để hưởng ưu đãi thuế quan phải đáp ứng các điều kiện nêu trên.
Cụ thể việc quản lý và phân bổ HNTQ đối với mặt hàng gạo đã Liên quan đến lượng TRQ gạo, EC đã đưa ra hạn ngạch nhập khẩu cụ thể cho từng loại gạo đối với từng giai đoạn trong năm.
Thông tin chi tiết xin liên hệ với Thương vụ tại phần liên hệ của trang web và tương tác tại trang facebook của Thương vụ https://www.facebook.com/Viet-Nam-Trade-Office-to-Belgium-EU-and-Luxembourg-622268075064456/.